CHÍNH TRỊ-KINH TẾ
HƯỚNG TỚI THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG THEO PHƯƠNG THỨC “3 KHÔNG”
13/10/2022 03:13:59

HƯỚNG TỚI THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG THEO PHƯƠNG THỨC “3 KHÔNG”

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại đầu cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 705 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, một số tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực viễn thông, các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

Đồng chí Trần Văn Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hải Dương.

Cải cách thủ tục hành chính góp phần phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội

Tại hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo và thảo luận, đánh giá một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, sâu sắc các nhiệm vụ được triển khai về thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp thời gian qua; kết quả đạt được; những việc chưa làm được; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến hết năm 2025, bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm triển khai có hiệu quả, thực chất công tác này.

Các đại biểu cho rằng để việc cải cách thủ tục hành chính được thúc đẩy, hiệu quả hơn thì các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cần chỉ đạo quyết liệt, sâu sát trong tổ chức thực hiện; mặt khác cán bộ, công chức thực thi công vụ cần nỗ lực, tâm huyết hơn và được đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn; tăng cường tuyên truyền, huy động cả các tổ chức chính trị xã hội tham gia.

Các đại biểu đề nghị việc phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để các cấp dễ dàng thực hiện.

Đặc biệt, tiếp tục tăng cường đầu tư các công cụ kỹ thuật số, hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các thủ tục hành chính trên không gian mạng; hoàn thiện và tích hợp các cơ sở dữ liệu để việc triển khai cải cách thủ tục hành chính được đồng bộ, dễ dàng, hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, nỗ lực triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hơn 1.700 quy định được cắt giảm, đơn giản hóa tại 125 văn bản quy phạm pháp luật, hơn 1.100 quy định kinh doanh đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa; việc phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính được quan tâm chỉ đạo, từng bước đẩy mạnh theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, với 699 thủ tục hành chính đã được phê duyệt phương án phân cấp giải quyết.

Thủ tướng cho biết dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng; đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký (tăng 2,8 lần so với cùng kỳ); hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện (tăng 3 lần cùng kỳ); hơn 129,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng 2 lần cùng kỳ); hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với hơn 2,78 nghìn tỷ đồng (tăng 16 lần cùng kỳ).

Nhiều bộ, ngành, địa phương đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng với tỷ lệ cao; hơn 14,2 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước; gần 1.300 phiếu điện tử lấy ý kiến thành viên Chính phủ thực hiện trên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã số hóa và tạo lập gần 100 triệu dữ liệu dân cư được cấp số định danh cá nhân, cập nhật thường xuyên từ cấp xã, bảo đảm tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống;” cấp hơn 68 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển khai.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đã tích cực thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo đà cho phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

“Cải cách thủ tục hành chính đã góp phần phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống nhân dân...,” Thủ tướng khẳng định.

Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ các tồn tại, hạn chế cần được sớm khắc phục để công tác này thực chất, hiệu quả hơn như một số lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho cải cách thủ tục hành chính; hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, nhiều nơi còn hình thức; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn nhiều rào cản, gây bức xúc trong xã hội; việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh chưa được quan tâm thực hiện đúng mức; việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; công tác thông tin, truyền thông còn hạn chế...

Hướng tới thực hiện các dịch vụ công theo phương thức “3 không”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả; chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số...

Để việc cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt; có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược và luôn đổi mới; phải luôn xác định “trụ cột, động lực” của cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành thời gian tới là chuyển đổi số.

“Nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành thì chúng ta sẽ tụt hậu,” Thủ tướng chỉ rõ.

Theo Thủ tướng, phải phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, cương quyết loại bỏ lợi ích cục bộ, với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực.”

Cải cách thủ tục hành chính phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nói phải đi đôi với làm và phải có kết quả cụ thể; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để giảm tầng nấc, khâu trung gian; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu; đẩy mạnh xây dựng các hệ thống thông tin, sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả, phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.

 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hải Dương

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30 tháng 9 hằng năm; tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được phê duyệt và phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời tập trung rà soát, đơn giản hóa 59 thủ tục hành chính/nhóm thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

“Trong quá trình rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phải tham khảo, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu, đảm bảo khả thi, hiệu quả”, Thủ tướng nhắc nhở.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương thực hiện hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung duy nhất; khẩn trương ban hành quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm thân thiện với người dùng; đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể.

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện thủ tục hành chính, đến năm 2023 đạt trên 80%, năm 2025 đạt trên 90% mức độ hài lòng; tỷ lệ giải quyết đúng hạn tại Trung tâm phục vụ hành chính công phải đạt trên 90%.

Thủ tướng đề nghị đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%; hướng tới hầu hết các dịch vụ công phải được thực hiện theo phương thức “3 không”, gồm không giấy tờ-không tiền mặt-không văn phòng.

Đến cuối năm 2022, yêu cầu 100% thủ tục hồ sơ tiếp nhận phải được xử lý, cập nhật trạng thái trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và đồng bộ 100% trạng thái hồ sơ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Thực hiện đánh giá nỗ lực cải cách quy định kinh doanh, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công bằng dữ liệu và theo thời gian thực.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại các cấp chính quyền; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phần mềm chế độ báo cáo theo yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP; yêu cầu đến cuối tháng 6 năm 2023, tỷ lệ hồ sơ xử lý công văn giấy tờ trực tuyến ở các bộ, ngành Trung ương và cơ quan hành chính cấp tỉnh phải đạt 100%.

Thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu và xây dựng các bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương tích hợp với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến giữa năm 2023, có 5 bộ, ngành và 10 địa phương hoàn thành xây dựng bộ chỉ số điều hành đưa vào hoạt động và tích hợp thông tin, dữ liệu với Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành nhằm nâng cao chất lượng thẩm định quy định về thủ tục hành chính; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, trong đó sớm triển khai các nhóm tiện ích thiết yếu phục vụ người dân và nghiệp vụ ngành công an trên nền tảng VneID và tăng cường công tác truyền thông để người dân tin tưởng, sử dụng.

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống định danh, xác thực điện tử với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trong tháng 9.2022.

Các bộ, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn việc lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điện tử; khẩn trương trình Chính phủ ban hành nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia; kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu tổng hợp về Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; kết nối, tích hợp, liên thông hệ thống thông tin thống kê quốc gia với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, bảo đảm thống nhất cách hiểu về dịch vụ công trực tuyến và lộ trình chuyển đổi cho phù hợp với thực tiễn; xây dựng, triển khai hệ thống phục vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến; rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương khắc phục những lỗ hổng bảo mật, lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân...

Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có chính sách liên quan người dân, doanh nghiệp; trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” để mối quan hệ giữa Chính phủ với người dân, doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn; tất cả vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, hiện đại, hiệu quả, liêm chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Theo TTXVN

TĂNG CƯỜNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

Ngày 13/9/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình trong địa bàn hoạt động hải quan; giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành lý, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển; tập trung kiểm tra, kiểm soát hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận về nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng tiêu dùng...; trao đổi, phối hợp xây dựng các phương án, kế hoạch điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc phức tạp, nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bên cạnh đó, cần chỉ đạo lực lượng thuế tăng cường công tác quản lý thuế, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc kê khai, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh để thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, khoản thu khác; quản lý chặt việc hoàn thuế, bảo đảm hoàn đúng đối tượng, đúng chế độ; kiểm tra, rà soát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi trốn thuế, nợ đọng thuế, chuyển giá; tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn điện tử để hợp thức hàng nhập lậu, trốn thuế.

Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để phát sinh điểm nóng, kho, bãi, điểm tập kết, trung chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... trên địa bàn quản lý; xử lý kịp thời, công khai, nghiêm minh những tập thể, cá nhân tiếp tay, bao che, bảo kê hoặc tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

Kế hoạch trên thực hiện từ ngày 15/9/2022 – 15/9/2025.

File đính kèm:

KH-BCD389_13092022-signed.pdf

Nguồn: BBT (Theo Cổng thông tin điện tử Hải Dương)

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH CHỦ TRÌ HỌP TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO

Sáng sớm 27.9, trước diễn biến khó lường của bão số 4 (có tên quốc tế là bão Noru), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với siêu bão này.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn ứng phó cơn bão số 4

Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ kết hợp trực tuyến với điểm cầu UBND 8 tỉnh, thành phố; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên dự báo có bão đổ bộ và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão.

Dự cuộc họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn ứng phó cơn bão số 4

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bão Noru được cho là siêu bão, gió giật lên tới cấp 17 đang tiến vào miền Trung Việt Nam. Ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 855/CĐ-TTg yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất. Bão đổ bộ ngoài gió lốc xoáy còn có mưa to do hoàn lưu sau bão. Do đó, ngoài chống bão còn phải chống sạt lở, lũ lụt do mưa sau bão.

Cuộc họp này Chính phủ tổ chức trực tuyến xuống tới xã, phường vì đây chính là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng, chống bão, mưa lũ để rà soát công tác phòng, chống bão, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn ứng phó cơn bão số 4

Theo đó, rà soát công tác kêu gọi ngư dân, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản vào nơi tránh trú an toàn; đảm bảo an toàn lòng bè nuôi trồng thủy sản; các sinh kế của người dân; an toàn cho học sinh, khách du lịch; bảo vệ các di sản, nhất là di sản thế giới như phố cổ Hội An, cố đô Huế; bảo vệ các công trình hạ tầng, kinh tế... nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lũ.

Tiếp tục cập nhật thông tin về cuộc họp...!

 

Theo TTXVN
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngày 30/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017, Nghị định số 114/2018/NĐCP ngày 04/09/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn hồ đập, hồ chứa nước và các quy định khác có liên quan để nâng cao ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân về quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị khai thác đập, hồ chứa nước thủy lợi và các đơn vị có liên quan thực hiện quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi;

Đối với các sở, ngành thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn; Chịu trách nhiệm về an toàn của đập, hồ chứa nước trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn. Đồng thời, phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước do địa phương quản lý; củng cố đơn vị chuyên trách về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn;

Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước được giao trực tiếp quản lý khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017 và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ lợi; đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, vận hành đập, hồ chứa nước; khai thác, sử dụng đúng mục tiêu, nhiệm vụ của công trình; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước, nắm bắt kịp thời hiện trạng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý kịp thời các

hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có các tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước.

File đính kèm:

CHI THI AN TOAN HO DAP 2022.pdf

 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Hải Dương
VIỆT NAM TRÚNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC NHIỆM KỲ 2023-2025

Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 tại New York (Mỹ).

 

Quang cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77
 
Tại Liên hợp quốc, 11h45 ngày 11.10.2022 (22h45 cùng ngày theo giờ Việt Nam), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 tại New York (Mỹ).

14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu vào tháng 1.2023.

Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.

Với trọng trách mới tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào thúc đẩy tất cả các quyền con người trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại.

Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên hợp quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới.

Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới.

Theo Vietnam+

NHỮNG DOANH NHÂN YÊU NƯỚC NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ

Giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX đã sinh ra nhiều thương gia Việt Nam giàu có. Những doanh nhân này không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn vì lòng yêu nước.

 

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Cho đến đầu thế kỷ XX, nước ta chưa có lớp doanh nhân đúng nghĩa.

Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một chân trời mới cho doanh nhân Việt Nam để phát triển trở thành một lực lượng dân tộc và tham gia vào công cuộc kiến quốc.

Không ít người hiến tặng cả cuộc đời và sản nghiệp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX đã sinh ra nhiều thương gia Việt Nam giàu có. Những doanh nhân này không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn vì lòng yêu nước.

Họ biết gắn mục tiêu kinh doanh của mình với sự hưng vong của dân tộc. Họ luôn đề cao tinh thần và lòng tự hào dân tộc.

Bạch Thái Bưởi (1874-1932): tấm gương sáng, cổ vũ các thế hệ doanh nhân Việt vươn lên khẳng định mình

Trong lịch sử kinh tế nước nhà, cái tên Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa vô cùng lớn. Cuộc đời, sự nghiệp của ông là một tấm gương sáng, cổ vũ các thế hệ doanh nhân Việt Nam vươn lên khẳng định mình. Với tinh thần dân tộc vô cùng mạnh mẽ “phải làm sao để ngọn cờ của công ty người Việt Nam ta phất phới trên năm châu bốn biển, để cả thế giới biết đến người Việt Nam và đất nước Việt Nam”, Bạch Thái Bưởi đã từ một người tay trắng trở thành một doanh nhân Việt Nam kiệt xuất trong những năm đầu thế kỷ XX.

Xuất thân từ một ký lục (nhân viên thư ký) cho hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội, năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính, nơi lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi người Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa, mở mang đường sá, xây dựng cầu cống. Bạch Thái Bưởi tìm cơ hội trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, bắt đầu bằng việc xây cây cầu dài 3.500m nối Hà Nội với Gia Lâm.

Sau đó, ông bỏ vốn mua lại một hãng cầm đồ ở Nam Định, rồi mở hiệu cơm Tây ở Thanh Hóa, hãng rượu ở Thái Bình và làm cả cai thầu thuế chợ từ miền Bắc đến miền Trung.

Nghiệp kinh doanh lẫy lừng nhất cho Bạch Thái Bưởi bắt đầu vào năm 1909, khi ông thuê lại ba chiếc tàu của một doanh nghiệp Pháp và mở tuyến giao thông đường biển Nam Định-Hà Nội-Bến Thủy.

Tháng 4.1916, ông tuyên bố thành lập Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty, điều hành 17 tuyến đường thủy từ Hà Nội đến Tuyên Quang, vươn ra đến tận Hồng Kông, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Singapore...

Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, ông mua lại 6 chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7.9.1919, công ty của Bạch Thái Bưởi gây tiếng vang lớn khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Cũng chính nhờ con tàu lớn đầu tiên của Việt Nam này mà Bạch Thái Bưởi được xưng tụng là “Vua tàu thủy Việt Nam."

Làm ăn với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của phương Tây, nhưng khi đặt tên các con tàu, ông đều lấy từ nguồn lịch sử của dân tộc như: Lạc Long, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi…

Có lần lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, trong Hội nghị Kinh tế lý tài, ông bị René Robin - Thống soái Bắc kỳ lúc đó - đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi,” ông đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin.”

Bạch Thái Bưởi được người đương thời và các thế hệ đi sau đánh giá là một nhà tư sản dân tộc, một doanh nhân giàu ý chí tự cường, một thương gia lớn, có tinh thần tự tôn dân tộc, một tâm hồn Việt…

Cũng vì thế mà ông trở thành khuôn mặt nổi tiếng của 30 năm đầu thế kỷ XX.

Ngô Tử Hạ (1882-1973): nhân sĩ yêu nước, thương dân

Trước cách mạng, nhà in nổi tiếng Ngô Tử Hạ là mạnh thường quân của các trí thức yêu nước muốn in ấn sách báo. Ngô Tử Hạ quê ở Quy Hậu, Kim Sơn, Ninh Bình, rời quê hương nghèo đói lên Hà Nội lập nghiệp, làm thợ cho nhà in IDEO của Pháp từ năm 17 tuổi.

 

Doanh nhân Ngô Tử Hạ

Sau vài năm dành dụm, ông đã mua được máy in và mở cơ sở in của riêng mình. Sau đó, ông mua thêm nhiều máy in loại hiện đại, mở rộng phát triển ngành in và trở thành người nổi tiếng nhất Đông Dương trong lĩnh vực in ấn, là một trong 300 nhà tư sản giàu nhất Đông Dương thời đó.

Đầu năm 1945 ông tham gia Mặt trận Việt Minh. Các nhà in của ông trở thành cơ sở in sách báo, tài liệu tuyên truyền cổ động của Việt Minh,

Cách mạng Tháng Tám thành công, Ngô Tử Hạ là chí sĩ yêu nước được bầu làm đại biểu Quốc hội, rồi Ủy viên Ban thường trực của Quốc hội khóa I và là đại biểu cao tuổi nhất.

Khi đó Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói của Chính phủ đã hoạt động tích cực, tận tụy vào cuộc đấu tranh chống giặc đói của Nhà nước cách mạng, góp phần vào việc giữ nước trong những ngày đầu gian nan.

Năm 1960, gia đình cụ làm đơn xin hiến cho Chính phủ toàn bộ bất động sản mà gia đình đang sở hữu, chỉ giữ lại 200m2 để làm chỗ ở và nơi thờ tự.

Theo bản kê khai ngày 29.7.1960 về nhà đất hiến cho Nhà nước, gồm nhà 24-48 Lý Quốc Sư, nhà 2/12 Ngõ Huyện, biệt thự 60 Nguyễn Du, số nhà 8 Lý Quốc Sư, nhà số 4 ngõ 338 Thịnh Yên, nhà số 31 Hàng Bông.

Nguyễn Sơn Hà (1894-1980): ông tổ nghề sơn Việt có lòng yêu nước

Nguyễn Sơn Hà được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam và là một trong những doanh nhân hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông sinh ra tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây trong một gia đình có 7 anh chị em.

 

Gia đình doanh nhân Nguyễn Sơn Hà

Năm 1917, sau thời gian dài làm cho hãng sơn Pháp Sauvage Cottu, Nguyễn Sơn Hà trở thành chủ của một công ty nhỏ thầu các việc sơn vôi, kẻ biển và âm thầm chế tạo thử sơn dầu. Vài năm sau, Hãng sơn Gecko của ông đã chiếm lĩnh thị trường.

Năm 1939, trong một lần vào Nam, ông tới thăm cụ Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến ông và sau đó đã tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội Ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi hội Truyền Bá quốc ngữ.

Cụ Nguyễn Văn Tố đã thân hành về Hải Phòng đề nghị ông làm Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng, Kiến An. Là nhà tư sản lớn và có uy tín, nên khi ông đứng ra làm Hội trưởng thì mọi tầng lớp nhân dân ở Hải Phòng, Kiến An ủng hộ rất mạnh.

Ông Nguyễn Sơn Hà là người có công rất lớn trong việc truyền bá quốc ngữ, giúp đỡ người nghèo. Trong nạn đói Ất Dậu, ông đã liên lạc với bạn bè cùng chí hướng, thuyết phục những người giàu có lập Hội Cứu tế để giúp đỡ dân nghèo. Ông cũng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói.

Trong Tuần Lễ Vàng do Chính phủ phát động, ông tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia. Gia đình ông trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5 kg.

Vào những ngày đầu của “Toàn quốc kháng chiến”, ông cùng với các doanh nhân như Bùi Hưng Gia, Ngô Tử Hạ... đã tình nguyện hiến tài sản cho cách mạng.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Nguyễn Sơn Hà đã cùng người em rể dùng tiền của ông ở đại lý sơn tại Sài Gòn tổ chức một đoàn tàu vượt biển ra Côn Đảo đón tù chính trị bị giam giữ trở về đất liền trước khi Pháp nổ súng gây hấn vào 23.9.1945.

Ông Nguyễn Sơn Hà là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và tham gia cách mạng khi kháng chiến bùng nổ. Ông là người đã giúp bộ đội làm vải nhựa cách điện, sản xuất giấy than, mực in lito, vải che mưa, chế tạo được lương khô và thuốc ho…

Sau kháng chiến chống Pháp, ông trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khoá khoá II, III, IV, V.

Đỗ Đình Thiện (1904-1972): người tư sản thành thư ký cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm 1904 tại làng Noi (nay thuộc Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), có bố là thư ký cho một chủ đồn điền Pháp nhưng mất sớm. Ông Thiện được mẹ nuôi dưỡng cho học chữ Nho và chữ Quốc ngữ rồi sang Pháp du học.

 

Doanh nhân Đỗ Đình Thiện

Tại Pháp ông học trường Đại học Canh Nông (Toulouse), vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng, rồi vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1928. Ông bị cảnh sát Pháp bắt giữ khi trao truyền đơn cách mạng cho những binh sỹ người Việt Nam đang trên đường hồi hương, bị kết án 4 tháng tù và bị trục xuất về nước.

Khi về nước ông vẫn tiếp tục bị kiểm soát gắt gao, không thể trực tiếp hoạt động cách mạng được, ông chuyển sang làm kinh tế, mở hiệu buôn bán tơ lụa rồi dựng nhà máy, lập đồn điền… để khi có điều kiện sẽ ủng hộ cách mạng, giúp đỡ các đồng chí mình hoạt động.

Năm 1946, trước khó khăn của Đảng không có nhà in riêng để in tiền, ông mua lại nhà in của Pháp và hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền. Tháng 3.1946, nhà máy in tiền Tôpanh được chuyển về đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) của gia đình ông.

Ông được cử phụ trách Quỹ Độc lập Trung ương ở Hà Nội, đóng góp nhiều tiền, vàng cho chính quyền cách mạng. Không những vậy, ông còn mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Nguyễn Sáng vẽ với giá một triệu đồng Đông Dương (khoảng gần 2.000 lạng vàng), sau đó tặng cho Ủy ban kháng chiến hành chính Thành phố Hà Nội.

Việc làm này của ông được đánh giá là để nhằm biểu thị lòng tin tưởng của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, chống lại những âm mưu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, đồng thời để tăng ngân sách cho chính quyền cách mạng.

Lúc mới giành được chính quyền, Nhà nước chưa có bộ phận lễ tân chuyên trách do vậy việc tiếp các vị khách đặc biệt được giao cho một số gia đình có điều kiện ở Hà Nội. Ngôi nhà ở 54 Hàng Gai của gia đình ông bà Thiện trở thành "nhà khách" của Chính phủ.

Đồn điền Chi Nê không những trở thành nơi dưỡng quân cho các đơn vị trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, điểm dừng chân của nhiều lãnh đạo Đảng. Từ cuối năm 1945 đầu năm 1946, nơi đây còn là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm, trú quân cho các đơn vị lực lượng vũ trang Chiến khu 2.

Trong chuyến đi Pháp năm 1946, ông còn trở thành thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1947, ông bà Đỗ Đình Thiện đưa cả gia đình gồm mẹ già và 4 con nhỏ lên Việt Bắc theo cuộc kháng chiến 9 năm.

Ông bà đã giao lại đồn điền Chi Nê cho Ban Kinh tài của Đảng quản lý, đồng thời đóng góp gần nửa cổ phần để xây dựng Việt Nam công thương Ngân hàng (tiền thân của Ngân hàng quốc gia Việt Nam).

Trịnh Văn Bô (1914-1988): hiến gia tài cho cách mạng

Ông Trịnh Văn Bô là con út trong gia đình 3 anh chị em, cha là cụ Trịnh Phúc Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX.

 

Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô

Năm 1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, con gái của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có. Bà Minh Hồ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của chồng.

Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ đặt cửa hiệu buôn vải sợi Phúc Lợi tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Tầng hai của hiệu buôn sầm uất này từng là nơi ở của nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng cấp cao của Việt Nam khi chuyển hoạt động từ chiến khu về Hà Nội, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nơi đây, Bác đã khởi thảo và hoàn thành bản Tuyên Ngôn độc lập.

Thời điểm 1940, ông Trịnh Văn Bô được xem là một trong những người giàu có bậc nhất đất Hà Thành, giao thương với cả các bạn hàng ở Đông Dương, sở hữu một nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản.

Trong "Tuần lễ vàng," gia đình ông đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ. Không những thế, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động "Tuần lễ vàng."

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914-2014), Bộ Tài chính biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình ông, đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 

Theo TTXVN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ XIV THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Sáng 11/10, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương), Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 tiếp tục phiên làm việc trọng thể và bế mạc.

 

Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội

​Tham dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh. Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo Tỉnh đoàn các thời kỳ. Đại diện Thường Trực các Tỉnh, Thành đoàn khu vực đồng bằng sông Hồng và tỉnh kết nghĩa Phú Yên; cùng 245 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 80 nghìn đoàn viên thanh niên trong tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và đồng chí Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, thành tích của các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương và đồng chí Lê Văn Hiệu đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, cầu thị của tuổi trẻ Hải Dương trong việc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế để xác lập những chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong nhiệm kỳ 2022-2027. 5 năm tới là thời điểm đất nước nói chung, Hải Dương nói riêng bước vào giai đoạn phát triển mới, mở ra cho tuổi trẻ nhiều thời cơ phát triển. Tuổi trẻ Hải Dương cần chú trọng tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh thiếu nhi. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của thanh niên. Triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tập trung triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp để giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho thanh thiếu nhi, xây dựng hình mẫu lớp công dân trẻ của Hải Dương hiếu học, trách nhiệm và thân thiện...

 

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Hiệu thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Tỉnh đoàn

Các cấp bộ Đoàn cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp xây dựng Đoàn vững về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng, năng động, sáng tạo, gương mẫu, ý thức trách nhiệm. Không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao chất lượng các phong trào, cuộc vận động, đặc biệt là xung kích đi đầu trong chuyển đổi số. Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, chăm lo đến thanh niên yếu thế, thất nghiệp vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống... Phát huy tốt vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn trong tổ chức Hội LHTN và các tổ chức thành viên tập thể của hội; đa dạng hóa các giải pháp tập hợp thanh niên, nhất là thanh niên thanh niên tín đồ tôn giáo, thanh niên công nhân trong các khu công nghiệp.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đề nghị tuổi trẻ Hải Dương cần bám sát các nhiệm vụ chính trị, các chương trình, đề án của địa phương để cụ thể hóa vào tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội trong nhiệm kỳ 2022 - 2027. Nghiên cứu, xác định rõ phần việc của cấp mình, cụ thể hoá thành các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực. Chú trọng tham gia giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hoá, nâng cao năng lực số cho thanh niên và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Chủ động đề xuất cơ chế đầu tư, hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp, các ý tưởng sáng tạo, các mô hình sản xuất mới của thanh niên…

Dịp này, Tỉnh đoàn Hải Dương vinh d được nhận Huân chương độc lập hạng Nhì vì đã có thành tích trong công tác, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương và đồng chí Lê Văn Hiệu tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Tỉnh đoàn khóa XIV

Tại phiên làm việc trọng thể, Đoàn Chủ tịch báo cáo trước Đại hội kết quả Hội nghị BCH Tỉnh đoàn lần thứ nhất và ra mắt Ban chấp hành Tỉnh đoàn khoá XIV, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Theo đó, Ban chấp hành Tỉnh đoàn khoá XIV, nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm 31 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Hồng Sáng tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh đoàn khoá XIV, các đồng chí Bùi Hải Bằng, Dương Thị Hương Giang tái cử chức danh Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Đại hội đã tiến hành bầu 12 đại biểu chính thức và 4 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.

Tại phiên bế mạc, các đại biểu đã biểu quyết nhất trí thông qua Nghị quyết đại hội với 5 đề án trọng điểm và 12 chỉ tiêu cơ bản thể hiện ý chí quyết tâm đưa công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Hải Dương ngày càng phát triển.

Theo Cổng thông tin điện tử Hải Dương 
Tiếp sức để đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp phát triển

Tiếp sức để đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp phát triển

Sáng 12.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10) và tuyên dương doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, các hiệp hội doanh nghiệp và đông đảo các doanh nhân.

Diễn văn kỷ niệm do Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, cách đây 77 năm, ngày 13.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương và 18 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 13.10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Cộng đồng doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh và nhận thức rõ sứ mệnh của mình với mục tiêu và khát vọng của dân tộc.

Trong 2 năm 2020-2021, cùng với cả nước, các doanh nghiệp, doanh nhân phải gồng mình chống chọi với đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã nêu tấm gương sáng về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội, khi vừa lo duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, vừa lăn xả hỗ trợ công tác phòng, chống đại dịch.

Trong đó, có doanh nhân đã cùng doanh nghiệp của mình ủng hộ trị giá tới trên 1.200 tỷ đồng cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đội ngũ doanh nhân đóng góp quan trọng vào những kết quả phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian qua, nhất là kết quả rất tích cực của 9 tháng năm 2022.

Chủ tịch VCCI mong muốn và kêu gọi các doanh nhân luôn nêu cao tinh thần dân tộc, trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, cùng hun đúc và lan tỏa các giá trị đạo đức doanh nhân, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia hùng cường, thịnh vượng; tiếp tục thể hiện trách nhiệm, phát triển bền vững doanh nghiệp của mình và dẫn dắt cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Thay mặt các doanh nhân, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải bày tỏ biết ơn sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, nhất là trong và sau đại dịch COVID-19.

Trong hai năm qua, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, mỗi doanh nhân Việt Nam là một chiến sĩ quả cảm, nỗ lực chiến thắng dịch bệnh, phát triển doanh nghiệp nói riêng và góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội đất nước nói chung.

Doanh nhân Việt Nam nguyện tiếp tục gương mẫu, thượng tôn pháp luật, phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo vệ môi trường; thực hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp; trên hết là tinh thần yêu nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nhân tiêu biểu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ phấn khởi và niềm tin cùng cả nước và đội ngũ doanh nhân về những kết quả phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong bối cảnh khu vực và thế giới còn nhiều khó khăn thời gian qua, nhất là kết quả rất tích cực của 9 tháng năm 2022.

Thủ tướng chỉ rõ, trong 2 năm qua, trước diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ của tình hình thế giới và khu vực, chúng ta vẫn duy trì ổn định vĩ mô; kiểm soát được lạm phát; các cân đối lớn được bảo đảm; tình hình kinh tế - xã hội nước ta khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều chỉ số vượt kế hoạch đề ra: GDP quý III tăng cao 13,67%; 9 tháng đầu năm tăng 8,83%; các ngành, lĩnh vực kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh; số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 9 tháng là trên 163 nghìn, gấp 1,44 lần số doanh nghiệp rút lui; xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD. Cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng. An sinh xã hội, trật tự an toàn được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh, xử lý hài hòa, phù hợp...

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, những kết quả đạt được là do sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng các quyết sách quan trọng của Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự tham gia vào cuộc tích cực, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Đặc biệt có sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam - những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, tỏa sáng truyền thống “Tâm-Tài-Trí-Tín” của doanh nhân Việt Nam, kiên cường đồng hành cùng đất nước vượt qua khó khăn, thử thách và tận dụng thời cơ, thuận lợi để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; khẳng định đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam.

Theo Thủ tướng, nhờ quan điểm và đường lối đúng đắn trong xây dựng, phát triển đất nước và đội ngũ doanh nhân “... Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay...” như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói. Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện; là lực lượng chủ lực, tiên phong tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế cho người lao động, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng danh hiệu tôn vinh các doanh nhân được vinh danh Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất

Thủ tướng cho biết, hiện nay Việt Nam có hơn 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Đội ngũ doanh nhân cả nước đến nay đã lên đến hàng triệu người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước, mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới… Bên cạnh đó, có những doanh nhân lọt vào nhóm các "tỷ phú USD" và xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo.

Đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, gắn bó hơn “sỹ, nông, công, thương”, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nghiệp nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Phát huy truyền thống “chia ngọt, sẻ bùi”, “tương thân, tương ái”, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân, cộng đồng, đóng góp lớn vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 và ủng hộ vật tư, trang thiết bị y tế cho các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam với đất nước, với nhân dân.

Theo Thủ tướng, Đại hội XIII của Đảng đặt ra những mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đại hội XIII cũng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…” và đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%.

Sau khi phân tích, dự báo tình hình trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về lượng và chất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trên tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Chính phủ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế theo hướng bảo đảm ổn định trong điều kiện có nhiều bất định; chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả trước những diễn biến phức tạp, khó lường; kiên định, nhất quán, bản lĩnh, tự tin trong điều hành trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; có biện pháp kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng từ bên ngoài; giải quyết hài hòa giữa hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.

Theo đó, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, hướng tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp; thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực phát triển; tạo điều kiện để khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia thực hiện các dự án, công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội theo hình thức hợp tác công-tư; khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc...

Thủ tướng Chính phủ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức người kinh doanh; hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ đúng pháp luật, quy định của Nhà nước; thể hiện mạnh mẽ vai trò xung kích, chiến sĩ đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế-xã hội; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt các nguồn lực để đón nhận, tạo đột phá cho phát triển doanh nghiệp, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc; thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người lao động, đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thủ tướng yêu cầu VCCI phát huy truyền thống gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, không ngừng nỗ lực, đổi mới sáng tạo, phát huy tốt vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân, người sử dụng lao động và các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giúp đỡ, cùng vượt qua khó khăn, thích ứng với giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, với bản lĩnh, trí tuệ, tài năng, khả năng sáng tạo, thích ứng, tầm nhìn, khát khao vươn lên, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững.

Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh trao tặng danh hiệu tôn vinh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu

Tại Lễ kỷ niệm, Ban Tổ chức đã tôn vinh và trao tặng danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 cho 60 doanh nhân. Những doanh nghiệp này năm 2021 có doanh thu trên 1,2 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 722 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 148 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 70 nghìn tỷ đồng và số lao động trên 251 nghìn người.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp trao tặng danh hiệu cho 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất gồm: Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thành An, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 789; ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO; bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH; bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG - BRG GROUP; ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings; ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC; ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Long l.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trao tặng 16 nhà cho người dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, vừa bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua; trao 212 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên toàn quốc.

Theo TTXVN

Cần bố trí ngân sách tăng lương cơ sở trong năm 2023

Bên cạnh điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí ngân sách tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

"Cần tính toán việc này trong năm 2023 vì suy cho cùng đó cũng là chi cho đầu tư phát triển, góp phần để kích cầu", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói tại phiên họp sáng 4/6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.

Theo ông Huệ, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đã đề xuất như trên. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quochoi.vn

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.

Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Tuy vậy, cải cách tiền lương là "chủ trương lớn, mang tính đột phá" nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.

Mức lương cơ sở được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội... được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở cấp tỉnh, huyện, xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang. Mức lương cơ sở cũng được dùng làm căn cứ để điều chỉnh lương hưu.

Mức lương này không áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp. Lương của nhóm đối tượng này tính toán trên cơ sở lương tối thiểu vùng.

                                                                                 Nguồn:vnexpress 
Thơ ông hay, phải cái tính ông hơi cục

Chuyện rằng, trong cãi vã, tranh luận học thuật, Chế Lan Viên nổi tiếng là hay có những phát biểu nặng lời và "không chừa người nào". Đến mức lành hiền, điềm đạm như nhà văn Bùi Hiển, vậy mà trong một hồi ký nhắc lại những ngày sống và làm việc bên cạnh Chế Lan Viên, ông vẫn phải chua thêm một câu "có lúc chúng tôi cũng hơi nổi nóng với nhau".

Với bác Tú Mỡ (trên Chế Lan Viên tới 20 tuổi), trên diễn đàn văn học, Chế Lan Viên cũng có lúc gay gắt, không chịu nhún nhường. Nhà thơ Ngô Văn Phú kể: Lần ấy, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo về thơ trào phúng.
Tại cuộc hội thảo này đã nổ ra tranh luận giữa Chế Lan Viên và Tú Mỡ. Theo quan điểm của Chế Lan Viên thì thơ trào phúng có hai dòng: Một dòng trào phúng kiểu Tú Xương, Tú Mỡ và một dòng trào phúng trữ tình kiểu Maiacốpxki, Aragông.
Tú Mỡ thì lại cho rằng, trào phúng phải mang được cốt cách dân tộc, và "trào phúng Tây thì chưa chắc đã được thích bằng trào phúng ta". Chuyện có vậy mà rốt cục Chế Lan Viên nóng nảy, "dỗi" bỏ hội nghị ra ngoài. Nhà phê bình Hoài Thanh là người chủ trì hội nghị phải chạy theo dàn hòa mãi, Chế Lan Viên mới chịu trở vào.
Với bậc đàn anh Tú Mỡ, Chế Lan Viên nóng nảy vậy, mà với lão nhà văn Phan Khôi, người trên Chế Lan Viên tới 33 tuổi, khi vấp nhau về quan điểm, ông cũng quyết không… khoan nhượng.
Chế Lan Viên từng mắng cụ này là... "h.èn" khi thông qua người vợ đầu của nhà thơ, cụ đánh tiếng khuyên Chế Lan Viên nên giữ thái độ "trung lập" (điều này đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ghi lại trong nhật ký ngày 2/9/1956).
Thừa nhận cha mình là "nóng tính", trong bài viết có tên gọi "Cha tôi", nữ văn sĩ Phan Thị Vàng Anh đã kể lại một cảnh hiếm hoi cả gia đình chị cùng ra vườn ngắm trăng: "Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: "Tắt đèn, ra ngoài hè ngồi xem". Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn với mẹ, rồi tranh luận... có khi cãi cọ, quên cả trăng".
Bản thân Chế Lan Viên, trước khi giã biệt cuộc đời cũng nói có nhiều người không ưa mình. Tuy nhiên, nói như một nhà thơ thì tổng kết lại, số người yêu Chế Lan Viên vẫn đông hơn nhiều những người th.ù gh.ét ông, nhất là với sự nghiệp thơ đồ sộ đáng kính nể mà ông để lại. Chi tiết về cuộc đời ông đọc thêm dưới cmt nhé các bạn!
HỒ XUÂN HƯƠNG 

Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Bà không chỉ được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, mà qua một số giai thoại, ta còn thấy rằng Hồ Xuân Dương xứng đáng được mệnh danh là Bà chúa cà khịa 🐧

1. Cà khịa quan

Một buổi sáng, Hồ Xuân Hương cùng chị em phụ nữ đang giặt quần áo ở một bến nước ven hồ Tây. Bỗng, trên con đường cái gần chỗ ấy, có một đoàn người (quan và lính) đi qua. Đây là đoàn người mà vị quan chỉ giữ một chức vụ không lớn trong triều đình; song lại thích có “tiền hô hậu ủng” (lính đi trước kiệu quan loa báo dẹp đường, lính đi sau kiệu quan cầm giáo bảo vệ). Toàn thể chị em đều đứng dậy nghiêm trang, im lặng, ngừng việc giặt giũ. Riêng Hồ Xuân Hương tỏ vẻ không hề hay biết, vẫn ch.ổng m.ông, cúi khom người, tay vỗ đôm đốp vào đống váy, áo đã ngâm nước. Thấy vậy, vị quan cho dừng kiệu, rồi sai lính xuống gọi Hồ Xuân Hương lên để trị tội “phạm thượng”. Nhưng, biết Hồ Xuân Hương là người quen, lại là nhà thơ, nên vị quan ấy chỉ ra lệnh cho Bà đọc thơ để chuộc lỗi. Suy nghĩ chốc lát, Hồ Xuân Hương thong thả đọc hai câu thơ Nôm theo thể thất ngôn đường luật:

Võng đào ông lớn đi trên ấy,

Váy đụp bà con vỗ dưới này.

Biết không thể “trị tội” được Hồ Xuân Hương, vị quan đã giục quân lính đi ngay. Hồ Xuân Hương và chị em được một bữa cười nói hả hê, vui vẻ.

2. Cà khịa Nguyễn Ánh

Sau khi lên ngôi và tiến ra Bắc Hà, đặt quan chức mới củng cố ngai vàng, Nguyễn Ánh cho dân chúng treo đèn kết hoa, chào mừng tân triều.

Khi một viên quan khâm sai được lệnh đi công tác ở các tỉnh, quan chức Thăng Long cũng dựng cổng chào và đến xin câu đối của Hồ Xuân Hương. Bà đã cho câu đối:

Thiên tử tinh kỳ đương bản diện,

Tướng quân thanh thế áp tam thùy.

Câu này theo nghĩa hay ho có nghĩa là:

Vế 1: cờ xí của nhà vua đăng đầy khắp chốn, quá uy danh đến nỗi che hết nửa mặt người.

Vế 2: Uy danh của vị tướng khâm sai cũng rất lớn, bao trùm cả 3 cõi.

Những tưởng câu này nghe rất hay, nhưng sau khi ngẫm nghĩ kỹ, người dân và quan binh đã hiểu ý nghĩa của câu đối theo một hướng hoàn toàn khác:

Vế 1: Cờ của vua Gia Long che nửa mặt người - câu này quá bình thường, chẳng có gì là khen vua cả vì cờ lệnh của hoàng đế đúng là một nửa (cờ hình tam giác).

Vế 2: Uy danh của vị tướng khâm sai bao trùm cả 3 cõi - câu này 100% là chê, Vì trước đó, trong bài thơ vịnh cái quạt, bà đã dùng "3 cõi" này để mô tả cái quạt bị méo, dù banh ra cỡ nào cũng không che đủ bốn góc, cũng giống như uy danh tướng khâm sai dù đi công tác khắp các tỉnh cũng chưa đủ bao trùm cả nước.

3. Cà khịa chú Khách

Có một chú Khách (tức là chàng trai người Trung Quốc ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây) chạy loạn sang Việt Nam, làm nghề bán kẹo lạc đường. Biết tiếng văn chương tài giỏi của Hồ Xuân Hương, bèn tìm đến Cổ Nguyệt đường (nhà Hồ Xuân Hương ven hồ Tây) để làm quen, tán tỉnh với ý đồ lấy làm vợ. Hồ Xuân Hương không muốn tiếp chuyện anh chàng này, đã ra vế xướng và thách đối với điều kiện: nếu đối được thì sẽ tiếp tục ngồi chơi, nếu không đối được thì phải ra khỏi nhà ngay lập tức. Vế xướng của Hồ Xuân Hương như sau:

Chân đi hài hán, tay bán bánh đường, miệng nói líu lường, ngây ngô ngây ngố.

Vế xướng của Hồ Xuân Hương có nghệ thuật chơi chữ ở chỗ kết hợp một số động từ (đi, bán, nói) với một số danh từ, tính từ vừa thể hiện rõ nguồn gốc, nghề nghiệp, phong thái bất thường của chú Khách, vừa chỉ tên gọi một số triều đại phong kiến nổi tiếng của Trung Quốc: Hán - Đường - Ngô. Chú Khách ấy không đối được, đành phải bước ra khỏi Cổ Nguyệt đường.
VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA BỊ NÉM B.OM NHIỀU NHẤT TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Trong ảnh là Bản đồ ném bo.m của Mỹ ở Đông Nam Á và 3 nước Đông Dương trong chiến tranh Việt Nam. Mỗi chấm đen là b.om nặng 1000 Pounds, tương đương 453 kg.
Tổng số b.om mà Mỹ đã ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số b.om mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tương đương sức công phá của 250 quả b.om ng.uyên t.ử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki; bình quân, mỗi người dân Việt Nam vào thời điểm đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg b.om của Mỹ, trong cái gọi là "chính sách lunarization" (Mặt Trăng hóa). Nếu tính cả b.om đ.ạn dùng trên mặt đất (lự.u đ.ạn, m.ìn, đ.ạn ph.áo, chất n.ổ...) thì Mỹ đã dùng tổng cộng trên 15,35 triệu tấn b.om đ.ạn ở Việt Nam.
Đó là chưa kể tới 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học được Mỹ rải xuống Việt Nam, mà đến nay, sau gần nửa thế kỷ, trẻ em sinh ra trên đất nước xinh đẹp hình chữ S này vẫn còn mang di chứng.
Hậu quả của lượng b.om m.ìn từ chiến tranh đến nay nước ta vẫn chưa thể khắc phục được hết. Gần 800.000 tấn bo.m m.ìn chưa phát n.ổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp tục gây tai nạn, làm hơn 42.000 người c.h.ết, 62.000 người bị thương từ 1975 đến 2014. Những năm gần đây, số nạn nhân b.om m.ìn vẫn là trên dưới 50 người mỗi năm. Diện tích đất bị ô nhiễm b.om m.ìn sau hàng chục năm khắc phục mới giảm từ 6,6 triệu ha (chiếm 20% diện tích Việt Nam) xuống còn 5,6 triệu ha (chiếm 17,71% diện tích), gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong sản xuất và đời sống của người dân; khiến Chính phủ phải chi khoảng 100 triệu USD để khắc phục hậu quả b.om m.ìn mỗi năm.
 
 
Đây chính là lời nhắc nhở đối với thế hệ hôm nay và mai sau về sự t.àn á.c của chiến tr.anh và cái giá của hoà bình, độc lập, thống nhất. Nó cũng chính là minh chứng điển hình nhất cho sự ch.à đ.ạp lên nhân quyền mà Mỹ đã từng đối xử với Việt Nam./.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG CỔ THÀNH - THÀNH PHỐ CHÍ LINH

Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Văn Cường- Chủ tịch UBND phường

Địa chỉ: UBND phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 02203582265

Email: 

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 1
Tất cả: 59,579