VĂN HÓA VĂN NGHỆ- THỂ THAO
Thơ ông hay, phải cái tính ông hơi cục
13/10/2022 02:47:37

Thơ ông hay, phải cái tính ông hơi cục

Chuyện rằng, trong cãi vã, tranh luận học thuật, Chế Lan Viên nổi tiếng là hay có những phát biểu nặng lời và "không chừa người nào". Đến mức lành hiền, điềm đạm như nhà văn Bùi Hiển, vậy mà trong một hồi ký nhắc lại những ngày sống và làm việc bên cạnh Chế Lan Viên, ông vẫn phải chua thêm một câu "có lúc chúng tôi cũng hơi nổi nóng với nhau".

Với bác Tú Mỡ (trên Chế Lan Viên tới 20 tuổi), trên diễn đàn văn học, Chế Lan Viên cũng có lúc gay gắt, không chịu nhún nhường. Nhà thơ Ngô Văn Phú kể: Lần ấy, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo về thơ trào phúng.
Tại cuộc hội thảo này đã nổ ra tranh luận giữa Chế Lan Viên và Tú Mỡ. Theo quan điểm của Chế Lan Viên thì thơ trào phúng có hai dòng: Một dòng trào phúng kiểu Tú Xương, Tú Mỡ và một dòng trào phúng trữ tình kiểu Maiacốpxki, Aragông.
Tú Mỡ thì lại cho rằng, trào phúng phải mang được cốt cách dân tộc, và "trào phúng Tây thì chưa chắc đã được thích bằng trào phúng ta". Chuyện có vậy mà rốt cục Chế Lan Viên nóng nảy, "dỗi" bỏ hội nghị ra ngoài. Nhà phê bình Hoài Thanh là người chủ trì hội nghị phải chạy theo dàn hòa mãi, Chế Lan Viên mới chịu trở vào.
Với bậc đàn anh Tú Mỡ, Chế Lan Viên nóng nảy vậy, mà với lão nhà văn Phan Khôi, người trên Chế Lan Viên tới 33 tuổi, khi vấp nhau về quan điểm, ông cũng quyết không… khoan nhượng.
Chế Lan Viên từng mắng cụ này là... "h.èn" khi thông qua người vợ đầu của nhà thơ, cụ đánh tiếng khuyên Chế Lan Viên nên giữ thái độ "trung lập" (điều này đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ghi lại trong nhật ký ngày 2/9/1956).
Thừa nhận cha mình là "nóng tính", trong bài viết có tên gọi "Cha tôi", nữ văn sĩ Phan Thị Vàng Anh đã kể lại một cảnh hiếm hoi cả gia đình chị cùng ra vườn ngắm trăng: "Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: "Tắt đèn, ra ngoài hè ngồi xem". Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn với mẹ, rồi tranh luận... có khi cãi cọ, quên cả trăng".
Bản thân Chế Lan Viên, trước khi giã biệt cuộc đời cũng nói có nhiều người không ưa mình. Tuy nhiên, nói như một nhà thơ thì tổng kết lại, số người yêu Chế Lan Viên vẫn đông hơn nhiều những người th.ù gh.ét ông, nhất là với sự nghiệp thơ đồ sộ đáng kính nể mà ông để lại. Chi tiết về cuộc đời ông đọc thêm dưới cmt nhé các bạn!
HỒ XUÂN HƯƠNG 

Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Bà không chỉ được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, mà qua một số giai thoại, ta còn thấy rằng Hồ Xuân Dương xứng đáng được mệnh danh là Bà chúa cà khịa 🐧

1. Cà khịa quan

Một buổi sáng, Hồ Xuân Hương cùng chị em phụ nữ đang giặt quần áo ở một bến nước ven hồ Tây. Bỗng, trên con đường cái gần chỗ ấy, có một đoàn người (quan và lính) đi qua. Đây là đoàn người mà vị quan chỉ giữ một chức vụ không lớn trong triều đình; song lại thích có “tiền hô hậu ủng” (lính đi trước kiệu quan loa báo dẹp đường, lính đi sau kiệu quan cầm giáo bảo vệ). Toàn thể chị em đều đứng dậy nghiêm trang, im lặng, ngừng việc giặt giũ. Riêng Hồ Xuân Hương tỏ vẻ không hề hay biết, vẫn ch.ổng m.ông, cúi khom người, tay vỗ đôm đốp vào đống váy, áo đã ngâm nước. Thấy vậy, vị quan cho dừng kiệu, rồi sai lính xuống gọi Hồ Xuân Hương lên để trị tội “phạm thượng”. Nhưng, biết Hồ Xuân Hương là người quen, lại là nhà thơ, nên vị quan ấy chỉ ra lệnh cho Bà đọc thơ để chuộc lỗi. Suy nghĩ chốc lát, Hồ Xuân Hương thong thả đọc hai câu thơ Nôm theo thể thất ngôn đường luật:

Võng đào ông lớn đi trên ấy,

Váy đụp bà con vỗ dưới này.

Biết không thể “trị tội” được Hồ Xuân Hương, vị quan đã giục quân lính đi ngay. Hồ Xuân Hương và chị em được một bữa cười nói hả hê, vui vẻ.

2. Cà khịa Nguyễn Ánh

Sau khi lên ngôi và tiến ra Bắc Hà, đặt quan chức mới củng cố ngai vàng, Nguyễn Ánh cho dân chúng treo đèn kết hoa, chào mừng tân triều.

Khi một viên quan khâm sai được lệnh đi công tác ở các tỉnh, quan chức Thăng Long cũng dựng cổng chào và đến xin câu đối của Hồ Xuân Hương. Bà đã cho câu đối:

Thiên tử tinh kỳ đương bản diện,

Tướng quân thanh thế áp tam thùy.

Câu này theo nghĩa hay ho có nghĩa là:

Vế 1: cờ xí của nhà vua đăng đầy khắp chốn, quá uy danh đến nỗi che hết nửa mặt người.

Vế 2: Uy danh của vị tướng khâm sai cũng rất lớn, bao trùm cả 3 cõi.

Những tưởng câu này nghe rất hay, nhưng sau khi ngẫm nghĩ kỹ, người dân và quan binh đã hiểu ý nghĩa của câu đối theo một hướng hoàn toàn khác:

Vế 1: Cờ của vua Gia Long che nửa mặt người - câu này quá bình thường, chẳng có gì là khen vua cả vì cờ lệnh của hoàng đế đúng là một nửa (cờ hình tam giác).

Vế 2: Uy danh của vị tướng khâm sai bao trùm cả 3 cõi - câu này 100% là chê, Vì trước đó, trong bài thơ vịnh cái quạt, bà đã dùng "3 cõi" này để mô tả cái quạt bị méo, dù banh ra cỡ nào cũng không che đủ bốn góc, cũng giống như uy danh tướng khâm sai dù đi công tác khắp các tỉnh cũng chưa đủ bao trùm cả nước.

3. Cà khịa chú Khách

Có một chú Khách (tức là chàng trai người Trung Quốc ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây) chạy loạn sang Việt Nam, làm nghề bán kẹo lạc đường. Biết tiếng văn chương tài giỏi của Hồ Xuân Hương, bèn tìm đến Cổ Nguyệt đường (nhà Hồ Xuân Hương ven hồ Tây) để làm quen, tán tỉnh với ý đồ lấy làm vợ. Hồ Xuân Hương không muốn tiếp chuyện anh chàng này, đã ra vế xướng và thách đối với điều kiện: nếu đối được thì sẽ tiếp tục ngồi chơi, nếu không đối được thì phải ra khỏi nhà ngay lập tức. Vế xướng của Hồ Xuân Hương như sau:

Chân đi hài hán, tay bán bánh đường, miệng nói líu lường, ngây ngô ngây ngố.

Vế xướng của Hồ Xuân Hương có nghệ thuật chơi chữ ở chỗ kết hợp một số động từ (đi, bán, nói) với một số danh từ, tính từ vừa thể hiện rõ nguồn gốc, nghề nghiệp, phong thái bất thường của chú Khách, vừa chỉ tên gọi một số triều đại phong kiến nổi tiếng của Trung Quốc: Hán - Đường - Ngô. Chú Khách ấy không đối được, đành phải bước ra khỏi Cổ Nguyệt đường.
VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA BỊ NÉM B.OM NHIỀU NHẤT TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Trong ảnh là Bản đồ ném bo.m của Mỹ ở Đông Nam Á và 3 nước Đông Dương trong chiến tranh Việt Nam. Mỗi chấm đen là b.om nặng 1000 Pounds, tương đương 453 kg.
Tổng số b.om mà Mỹ đã ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số b.om mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tương đương sức công phá của 250 quả b.om ng.uyên t.ử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki; bình quân, mỗi người dân Việt Nam vào thời điểm đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg b.om của Mỹ, trong cái gọi là "chính sách lunarization" (Mặt Trăng hóa). Nếu tính cả b.om đ.ạn dùng trên mặt đất (lự.u đ.ạn, m.ìn, đ.ạn ph.áo, chất n.ổ...) thì Mỹ đã dùng tổng cộng trên 15,35 triệu tấn b.om đ.ạn ở Việt Nam.
Đó là chưa kể tới 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học được Mỹ rải xuống Việt Nam, mà đến nay, sau gần nửa thế kỷ, trẻ em sinh ra trên đất nước xinh đẹp hình chữ S này vẫn còn mang di chứng.
Hậu quả của lượng b.om m.ìn từ chiến tranh đến nay nước ta vẫn chưa thể khắc phục được hết. Gần 800.000 tấn bo.m m.ìn chưa phát n.ổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp tục gây tai nạn, làm hơn 42.000 người c.h.ết, 62.000 người bị thương từ 1975 đến 2014. Những năm gần đây, số nạn nhân b.om m.ìn vẫn là trên dưới 50 người mỗi năm. Diện tích đất bị ô nhiễm b.om m.ìn sau hàng chục năm khắc phục mới giảm từ 6,6 triệu ha (chiếm 20% diện tích Việt Nam) xuống còn 5,6 triệu ha (chiếm 17,71% diện tích), gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong sản xuất và đời sống của người dân; khiến Chính phủ phải chi khoảng 100 triệu USD để khắc phục hậu quả b.om m.ìn mỗi năm.
 
 
Đây chính là lời nhắc nhở đối với thế hệ hôm nay và mai sau về sự t.àn á.c của chiến tr.anh và cái giá của hoà bình, độc lập, thống nhất. Nó cũng chính là minh chứng điển hình nhất cho sự ch.à đ.ạp lên nhân quyền mà Mỹ đã từng đối xử với Việt Nam./.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG CỔ THÀNH - THÀNH PHỐ CHÍ LINH

Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Văn Cường- Chủ tịch UBND phường

Địa chỉ: UBND phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 02203582265

Email: 

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 4
Tất cả: 59,577